Đế quốc Ottoman
Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman

2 màu còn lại: Lãnh thổ bị mất sau những cuộc chiến tranh thất bại nhưng vẫn ảnh hưởng tại lãnh thổ bị mất...Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), là một đế quốc đã tồn tại từ thời kì trung đại năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ 16thế kỷ 17, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz và tỉnh Aceh của đảo Sumatra thuộc Indonesia. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km²,[1] nhưng vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn rất nhiều nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản nhưng không được nhiều người biết hoặc đề cập tới cụ thể như Ả rập thuộc Ottoman, Ai cập Sudan và 1 phần ven sông của vùng Sừng Châu Phi thì có thể đến 11,5 triệu km², nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Với Istanbul là thủ đô, một khu vực trọng yếu của tuyến giao thương ở Châu Âu, đế quốc này có thể quyền kiểm soát các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải cũng như cả toàn bộ Châu Âu. Nhờ có vị trí địa lí quan trọng, Đế quốc Ottoman là trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ. Trong khi đế quốc từng được cho là đã bước vào thời kỳ suy tàn sau cái chết của Sultan Suleiman I, quan điểm này không còn được đa số các sử gia học thuật ủng hộ. Đế quốc tiếp tục duy trì một nền kinh tế, xã hội và quân sự mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 17 và trong phần lớn thế kỷ 18. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình kéo dài từ năm 1740 đến năm 1768, hệ thống quân sự của Ottoman đã bắt đầu lạc hậu hậu so với hai đối thủ Châu Âu truyền kiếp của họ là Đế quốc ÁoĐế quốc Nga . Người Ottoman do đó đã phải hứng chịu những thất bại quân sự nghiêm trọng vào cuối thế kỷ 18đầu thế kỷ 19 khi thực hiện các cuộc chiến tranh, điều này đã thúc đẩy họ bắt đầu một quá trình cải cách và hiện đại hóa toàn diện được gọi là Tanzimat . Do đó, trong suốt thế kỷ 19, nhà nước Ottoman đã trở nên hùng mạnh và có tổ chức hơn rất nhiều, nhưng do cải tiến đã đã quá muộn nên phải chịu thêm tổn thất về lãnh thổ, đặc biệt là ở vùng Balkan, nơi một số nhà nước mới bắt đầu đấu tranh độc lập.Vào đầu Thế chiến I, đế quốc liên minh với Đức và Liên minh Trung tâm với hy vọng mở rộng tầm ảnh hưởng về ngoại giao lẫn sức mạnh quốc phòng nhưng chính điều đó đã trở thành một trong những sai lầm lớn nhất của đế quốc. Trong khi Đế quốc phần lớn có thể tự mình nắm giữ trong cuộc xung đột, nó đang phải vật lộn với sự bất đồng trong nội bộ, đặc biệt là với Cuộc nổi dậy Ả Rập do Ả Rập phát động. Trong thời gian này, chính phủ Ottoman đã thực hiện tội ác diệt chủng chống lại người Armenia, AssyriaHy Lạp vì cho rằng họ chính là nguyên nhận dẫn đến sự thất bại của họ trong các cuộc chiến với Đế quốc Nga.[2]Với sự can thiệp của Hoa kì và sự chiếm đóng các phần lãnh thổ của các lực lượng Khối Hiệp ước đã dẫn đến sự mất mát về lãnh thổ do được phân chia giữa Đế quốc quốc Anh và Đế quốc Pháp. Sau sự chiếm đóng, các cuộc nổi dậy giành độc lập do Mustafa Kemal Atatürk lãnh đạo chống lại quân Hiệp ước đang chiếm đóng lãnh thổ thành công, đã dẫn đến sự thành lập của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng trung tâm Anatolian và chế độ quân chủ Ottoman bị bãi bỏ vào năm 1923 .

Đế quốc Ottoman

• Hiến pháp đầu tiên 1876-1878
• 1281-1326 Osman Ghazi
• Được kiến lập 1299–1922
Chính phủ Quân chủ
• 1920-22 (cuối cùng) Ahmed Tevfik Pasha
• 1906 20.884.000
• Sự tan rã của Đế quốc Ottoman khi nhà vua cuối cùng Mehmed VI thoái vị trong Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Hiệp ước Lausanne năm 1923 24 tháng 7 1923
Vị thế Đế quốc
Lịch sử  
Đơn vị tiền tệ Akçe, Kuruş, Lira
• 1683 5.600.000 km2
(2.162.172 mi2)
• Chiến tranh Ý-Ottoman tại Lybia năm 1910,Chiến tranh Balkan năm 1912-1913, đánh dấu thời kì suy yếu trầm trọng của Đế quốc 1910-1913
• Đế quốc Ottoman cùng Liên minh trung tâm tham gia vào Thế chiến thứ nhất 28 tháng 7 năm 1914
• 1918-22 (cuối cùng) Mehmet VI
Ngôn ngữ thông dụng
Thủ đô Söğüt (1299-1326),
Bursa (1326-1365),
Edirne (1365-1453),
Constantinople (1453-1922)
• 1302-31 (đầu tiên) Alaeddin Pasha
• 1919 14.629.000
Sultan  
• Đứt quãng 1402-1413
• 1914 185.200.000
• Hiến pháp thứ hai 1908
• 1856 35.350.000
• Đế quốc Ottoman và Liên minh trung tâm thất bại trước Khối Đồng Minh và Hòa ước Sèvres bị bắt buộc kí kết vào năm 1918 chấm dứt sự tồn tại của Đế quốc Ottoman 11 tháng 11 năm 1918
Đại Vizia